“Lương y phải như từ mẫu” – yếu tố cốt lõi của đạo đức ngành y

Lượt xem: 5693 | Đăng bởi: admin

Từ ngàn đời xưa dân tộc ta có truyền thống nhân hậu tôn sư trọng đạo, rất quý trọng người thầy đặc biệt là Thầy giáo và thầy thuốc. Mọi người ví người thầy dậy chữ chư cha dậy chúng ta lên người và thầy thuốc như mẹ hiền chăm sóc sức khỏe cho chúng ta.

Để mỗi người dân được khỏe mạnh cần có đội ngũ những người thầy thuốc giỏi về chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp. Nên  ngay sau ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945), Đảng và Chính phủ đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ y tá, y sĩ, bác sĩ, lương y chữa bệnh bằng thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc và các phương tiện y học tiên tiến, có y đức và y thuật cao. Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Vũ Đình Tụng, Giáo sư Đặng Văn Chung… là những giáo sư, bác sĩ đầu ngành của nền y học Việt Nam thời hiện đại, có công rất lớn trong sự nghiệp cách mạng nước nhà.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì người luôn quan tâm đến vấn đề y đức, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền hết lòng vì bệnh nhân. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế toàn quốc năm 1953, Người viết: “Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu” (Sđd, t7, tr.88). Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc rễ của con người, của tài năng. Với các thầy thuốc, Bác càng đặc biệt chú ý hơn về đạo đức. Bác dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng” (Sđd, t7, tr.476). Điều này thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, tấm lòng nhân hậu hết mực vì nhân dân, vì con người của Hồ Chí Minh.
 

Người thầy thuốc không những cứu chữa cho người bệnh về thể xác mà còn phải động viên, khích lệ và cảm thông về mặt tinh thần. Trong thư gửi Hội nghị Quân y (3-1948), Người viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Thầy thuốc như mẹ hiền còn phải được thể hiện ở sự hết lòng với người bệnh, vì mục đích cứu người nên không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, không được cầu lợi, kể công mà cǎn cứ vào bệnh nặng, nhẹ, nguy, lành mà sắp xếp việc cứu chữa.
 

Hồ Chí Minh không chỉ coi lương y phải như từ mẫu mà còn vạch rõ phương hướng đào tạo đội ngũ thầy thuốc Việt Nam thành những “lương y kiêm từ mẫu”. Đó là “về chuyên môn: Cần luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta”. “Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: Yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác …” (Sđd, t7, tr.88). Để thực hiện được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó, Bác ân cần căn dặn cán bộ ngành y tế: “Trước hết là phải thật thà đoàn kết… Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành Y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành Y tế, trong việc phục vụ nhân dân” (Sđd, t7, tr.476).
 

Ngày nay tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác y tế và sức khoẻ là kim chỉ nam giúp Đảng ta xây dựng những quan điểm cơ bản có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại và một ngành Y tế xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích