Vật lý trị liệu và Y học phục hồi có gì khác biệt?
Vật lý trị liệu và Y học phục hồi là hai ngành rất dễ bị nhầm lẫn bởi mục tiêu chung đều là phục hồi hình thể và chức năng, nhằm khôi phục các khả năng hoạt động vốn có cho người bị chấn thương hay khuyết tật.
Mặc dù là hai ngành thống nhất, có mục tiêu chung, tuy nhiên vẫn cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa Vật lý trị liệu và Y học phục hồi, bởi chúng có các đặc trưng riêng về chức năng, nhiệm vụ.
1. Sự khác biệt giữa Vật lý trị liệu và Y học phục hồi
Cả ngành Vật lý trị liệu và Y học phục hồi đều nhằm phục hồi hình thể và chức năng hoạt động cho những người khuyết tật do chấn thương hoặc tại nạn (cũng có một số trường hợp khuyết tật bẩm sinh), để họ có thể hoạt động như người bình thường. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, mặc dù hình thể đã được phục hồi, song chức năng lại không thể hồi phục được. Lấy ví dụ đơn giản như trường hợp phụ nữ sau phẫu thuật loại bỏ ung thư vú có thể phục hồi hình thể của bộ phận này, nhưng chức năng tiết sữa đã không còn.
Cụ thể, Y học phục hồi (hay phục hồi chức năng) là một chuyên khoa của bác sĩ, có thể tự mình thực hiện hoặc phối hợp với một số chuyên khoa khác để thực hiện kết hợp biện pháp điều trị phẫu thuật (ngoại khoa), dùng thuốc (nội khoa) và một số kỹ thuật khác, trong đó có thể kể đến kỹ thuật vật lý. Việt Nam hiện cũng là thành viên của Hội Quốc tế về Y học phục hồi (tên tiếng Anh là International Rehabilitation), bao gồm các bác sĩ chuyên ngành Y học phục hồi đến từ gần 90 quốc gia khác.
Vật lý trị liệu là chuyên khoa về kỹ thuật y học (thuộc khoa học sức khỏe hỗ trợ), có chức năng điều trị chấn thương cho người khuyết tật bằng các kỹ thuật vật lý (không dùng thuốc). Các kỹ thuật chính bao gồm xoa bóp, thủy trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, laser trị liệu,… Kỹ thuật viên vật lý trị liệu là những người thực hiện các kỹ thuật trên.
2. Đối tượng điều trị
Ngành Y học phục hồi và Vật lý trị liệu tiếp nhận rất nhiều đối tượng khác nhau, chung quy đều là những người khuyết tật, tức cấu trúc cơ thể và chức năng bị khiếm khuyến. Ngoài ra, cũng có thể là những người rối loạn tâm thần hoặc có hạn chế về tâm thần.
Như vậy, những người khuyết tật do bẩm sinh hoặc tai nạn, chấn thương, có thể chất và tinh thần bị suy giảm, chất lượng cuộc sống cùng khả năng hòa nhập với cộng đồng kém đều là đối tượng của ngành Y học phục hồi và Vật lý trị liệu.
Những đối tượng này có thể do khoa Y học phục hồi hoặc Vật lý trị liệu trực tiếp tiếp nhận, cũng có thể là bệnh nhân từ các khoa khác chuyển sang. Dù thế nào thì mục đích cuối cùng của hai ngành này đều là giúp người khuyết tật có thể hoạt động bình thường trở lại (hoặc bình thường nhất có thể) và hòa nhập với cộng đồng.
Xét trên tổng thể, kỹ thuật YHPH rất phong phú với cả các biện pháp xã hội và các loại kỹ thuật y học khác nhau, bao gồm cả kỹ thuật vật lý trị liệu. Trong khi đó, Vật lý trị liệu gần như chỉ bao gồm các kỹ thuật vật lý.
Việc đào tạo ngành Vật lý trị liệu trên thế giới đã có đủ các bậc học từ trung cấp tới cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; một số nước phát triển như Úc, Mỹ... đã có Giáo sư, phó giáo sư. Tại Việt Nam, hiện tại cử nhân là bậc đào tạo cao nhất.
Với xu hướng hội nhập cùng sự phát triển của thế giới, ngành Vật lý trị liệu ở nước ta trong những năm qua cũng đã được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn. Từ cộng đồng cho tới các chuyên gia lĩnh vực y tế, sức khỏe đều nhận thấy và đánh giá cao tầm quan trọng của Vật lý trị liệu trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây hứa hẹn sẽ là một ngành học phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Đăng kí học Trung cấp Vật lý trị liệu - Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tại: Địa chỉ: Phòng 103, Số 1 - Hoàng Văn Thụ, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội (gần Bưu Điện Hà Đông). Điện thoại: 0466.55.65.75 - 0989.55.99.62