Tổng quan về chuyên ngành nha khoa
Chuyên ngành nha khoa đang là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những người muốn theo đuổi ngành y. Nguyên nhân là bởi nhu cầu chỉnh nha, chăm sóc răng miệng trong cuộc sống hiện đại đang ngày càng cao.
Mặc dù nha khoa đang là một ngành hot, được nhiều bạn trẻ lựa chọn, song không phải ai cũng hiểu biết tường tận về chuyên ngành này. Có không ít người lựa chọn theo học chỉ vì "nghe đồn" ngành đang hot, dễ xin việc và không lo thất nghiệp sau khi ra trường.
Trên thực tế, việc đăng ký học chuyên ngành nha khoa không phải là chuyện khó, nếu không muốn nói là quá đơn giản trong bối cảnh trường học nhiều mà học sinh thì ít như hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn theo học một cách "tùy hứng", không có sự hiểu biết nhất định thì khó có thể thành công với chuyên ngành này, cho dù nó có "hot" đến đâu và nhu cầu lao động có lớn tới đâu đi chăng nữa.
Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu tới các bạn những thông tin cơ bản về ngành nha khoa, để bạn có thêm cơ sở, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn. Đồng thời cũng để quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của bạn thuận lợi hơn.
1. Nội dung đào tạo của chuyên ngành nha khoa
Nha khoa là ngành học chuyên nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị các vấn đề liên quan tới cấu trúc răng và khoang miệng. Chuyên ngành này bao gồm các nhánh chính: chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng.
2. Cơ hội nghề nghiệp khi theo học chuyên ngành nha khoa
Xã hội hiện đại, con người dần quan tâm hơn tới việc hoàn thiện vẻ đẹp của mình. Theo đó, bên cạnh làn da, mái tóc, thời trang, thì răng miệng cũng là yếu tố được rất nhiều người quan tâm. Nhu cầu về chỉnh hình răng và dịch vụ vệ sinh răng miệng đang tăng lên đột biến, trong khi những người yếu thích và đủ khả năng theo học ngành này lại chưa nhiều.
Chính vì lẽ đó, những sinh viên theo học chuyên ngành nha khoa sẽ có cơ hội việc làm cao hơn rất nhiều so với nhiều ngành khác. Sau khi tốt nghiệp, các bạn trẻ có thể khởi nghiệp bằng cách làm việc cho những bệnh viện răng hàm mặt hoặc các phòng khám nha khoa nhỏ để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Sau này có tiềm lực, bạn có thể tự mình xin cấp phép mở phòng khám nha khoa riêng, tự mình làm chủ.
Bác sỹ nha khoa là người đóng vai trò chính trong công tác khám, chẩn đoán, điều trị... cho bệnh nhân và khách hàng có nhu cầu. Bên cạnh đó, sẽ có sự hỗ trợ của nhóm trợ lý nha khoa (tương tự vai trò của y tá trong bệnh viện).
3. Các bậc đào tạo chuyên ngành nha khoa tại nước ta
Hiện nay, tại Việt Nam đã có đủ các bậc học từ trung cấp tới cao đẳng, đại học, sau đại học cho chuyên ngành nha khoa. Bạn có thể căn cứ vào mục đích và nguyện vọng, cũng như khả năng của bản thân để lựa chọn cấp bậc phù hợp. Nếu muốn trở thành nha sỹ chuyên nghiệp, bạn có thể bỏ ra ít nhất 4 năm để theo học và lấy bằng cử nhân nha khoa.
Trên thực tế, đại đa số các bạn trẻ hiện nay đều coi trung cấp nha khoa là sự lựa chọn hàng đầu. Với sự lựa chọn này, các bạn có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, có thể nhanh chóng ra trường, kiếm việc làm và tích lũy kinh nghiệm.
Bậc học này chủ yếu tập trung đào tạo kỹ năng thực hành, nên học viên theo học trung cấp nha khoa thường được đánh giá khá cao về khả năng ứng dụng kỹ thuật được học vào công việc thực tế.
Đăng kí học Trung cấp Nha khoa - Trường Trung cấp Y khoa Pasteur tại:
Địa chỉ: Phòng 103, Số 1 - Hoàng Văn Thụ, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội (Gần Bưu Điện Hà Đông)
Điện thoại tư vấn: 0967.736.837 – 0989.55.99.62