Dấu hiệu nhận biết sớm phình đại tràng bẩm sinh
Phình đại tràng bẩm sinh tên khoa học là Hirschsprung, còn được gọi là bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Căn bệnh này có tỉ lệ mắc khoảng 1/4.000 - 1/5.000 trẻ sơ sinh. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái.
Thông thường, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh có thể kèm theo các dị tật phối hợp như dị tật đường tiêu hóa, hậu môn; dị tật thần kinh; hội chứng tim mạch; hội chứng down,… Biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tất cả trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh đều được chỉ định điều trị bằng biện pháp phẫu thuật.
Những năm gần đây, nhờ phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm, đồng thời theo dõi điều trị tốt bằng việc thụt tháo phân hàng ngày mà các bé bị bệnh có thể điều trị hiệu quả với một lần mổ.
Thực tế, phình đại tràng bẩm sinh là di tật bẩm sinh cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng từ nhẹ (chậm lớn, chận phát triển tâm thần) cho tới nghiêm trọng (tắc ruột, viêm ruột nặng). Bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn sau khi phẫu thuật.
Căn bệnh này có tính chất di truyền và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh là bụng trướng căng, sau hơn 24 không đi phẩn su hoặc chỉ có thể đại tiện khi được kích thích bằng biện pháp đưa ống thông vào hậu môn.
Khi hậu môn được kích thích, hiện tượng "tháo cống" sẽ xuất hiện, tức là lượng phân ra nhiều như tháo nút tắc ở cống nước.
Ngoài ra, bé còn có triệu chứng nôn chớ do bụng phình căng. Ở trẻ lớn, bệnh có thể gây táo bón xen kẻ với tiêu chảy trong nhiều năm liền, phân có tính chất đặc trưng là màu đen và nặng mùi, kèm theo biểu hiện chướng bụng, suy dinh dưỡng, thể chất và tâm thần đều chậm phát triển.
Lưu ý là không phải tất cả các trường hợp không đi phân su sau 24h đều là do phình đại tràng bẩm sinh. Đó cũng có thể là triệu chứng hậu môn bị dị dạng bẩm sinh. Tuy nhiên, dù là phình đại tràng hay hậu môn dị dạng thì bé cũng cần phải được điều trị ngay.
Nếu xác định trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, bé sẽ được bác sĩ tiền hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bị teo, thay thế bằng đoạn ruột bình thường bên trên. Đa phần các trường hợp đều mổ từ hậu môn lên và không cần mổ bụng. Khoảng 1 - 2 ngày sau phẩu thuật là bé có thể bú mẹ bình hường và sau 1 tuần là có thể xuất viện./.