Những bộ phận trên cơ thể người có thể thay thế được
Con người là một sinh vật đặc biệt, có thể xem như khá mong manh, bởi hầu hết các cơ quan bộ phận đều không có khả năng tự tái sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế và các nhà khoa học đang không ngừng nỗ lực tìm kiếm các phương pháp thay thế các bộ phận trên cơ thể.
Dưới đây là một số bộ phận trên cơ thể người có thể thay thế được nhờ công nghệ y học:
1. Da điện tử siêu nhạy
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể người, đóng vai trò như tuyến phòng ngự trực tiếp bảo vệ chúng ta khỏi tác tác nhân bên ngoài. Đây cũng là cơ quan đầu tiên bị tổn tương mỗi khi chấn thương xảy ra.
Một nghiên cứu của trường Đại học Stanford đã chế tạo thành công một loại vật liệu siêu nhạy có thể dùng để tha thế các vạt da và mảnh ghép da, giúp che phủ khu vực da bị tổn thương. Vật liều này có thể co giãn nhờ một lớp đàn hồi. Thành phần cấu tạo nên nó gồm có các tế bào năng lượng mặt trời đàn hồi và các bóng bán dẫn, giúp duy trì chức năng lẫn hình dạng.
2. Tim đập trong ống nghiệm
Các nhà khoa học đã bỏ ra một khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu về tế bào gốc nhằm sản xuất các tế bào tim. Mới đây, nghiên cứu này đã có bước đột phá với việc sản xuất được mô tim có khả năng tự đập. Theo đó, tế bào gốc từ da như các tế bào tiền thân nguyên phát đã được nhóm các nhà khoa học trường Đại học Pittsburgh sử dụng để tạo thành mô này.
3. Tay giả có khả năng cảm nhận xúc giác
Tay giả nhân tạo đã xuất hiện trên thị trường từ lâu. Tuy nhiên, đó chúng chưa được xem là bộ phận thay thế hoàn chỉnh, vì chỉ có khả năng cầm nắm vật thể, nhưng không còn xúc giác, tức khả năng cảm nhận đồ vật khi chạm vào.
Vấn đề này đã được giải quyết nhờ bàn tay giả có khả năng gửi tín hiệu điện não và có xúc giác như tay thật. Thiết bị này được nghiên cứu và phát triển bởi các nhà khoa học từ trường Đại học Chicago. Những thử nghiệm bước đầu trên khỉ cho thấy kết quả khả quan và công nghệ này sẽ sớm được tích hợp trong các loại tay giả nhân tạo.
4. Chân giả điều khiển bằng ý nghĩ
Chân giả được tha thế cho người tàn tật từ lâu, song chúng không có các kết nối thần kinh với cơ thể, khiến việc đi lại, vận động của người sử dụng vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên hiện tại, các nhà khoa học đã có thể phát triển được loại chân giả hiện đại hơn với khả năng điều khiển bằng ý nghĩ.
Zac Vawter (sinh sống ở Mỹ) đã trở thành người đầu tiên may mắn được lắp loại chân giả bionic có khả năng cử động phù hợp theo tín hiệu đọc được từ não bộ./.