Hội chứng teo não và những điều cần biết
Hội chứng teo não là tình trạng trẻ sinh ra có phần đầu dị thường, não không phát triển hoặc phát triển lệch lạc, dẫn tới khiếm khuyết về trí tuệ, ngôn ngữ và khả năng vận động.
Trước khi có dịch virus Zika, không nhiều người biết tới hội chứng teo não (hay còn gọi hội chứng đầu nhỏ) do đây không phải là bệnh phổ biến.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, hội chứng teo não là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp, theo đó, đứa trẻ mắc hội chứng teo não khi sinh ra sẽ có chu vi đầu nhỏ hơn bình thường.
Đây là triệu chứng xảy ra do bộ não của thai nhi phát triển không đúng trong khi mang thai, hoặc bộ não ngừng phát triển sau khi sinh. Hội chứng này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc đi kèm với những dị tật bẩm sinh khác.
Triệu chứng của hội chứng teo não
Trẻ mắc hội chứng teo não tùy vào mức độ nghiêm trọng mà có thể mắc một loạt các vấn đề khác nhau. Theo đó, đưa trẻ không may bị hội chứng này có thể chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khó nuốt, mất thị lực, thính lực, gặp khó khăn trong việc cân bằng và đi lại, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Mức độ nặng nhẹ của mỗi trường hợp khác nhau và trẻ sẽ phải mang theo dị tật cho tới hết cuộc đời. Việc dự đoán những vấn đề xảy ra với trẻ nhỏ mắc chứng teo não sau khi sinh là rất khó dự đoán, ngay cả đối với các nhà khoa học. Do dó, tham khám sức khỏe định kỳ trong quá trình mang thai là cần thiết để sớm phát hiện vấn đề và có giải pháp xử lý phù hợp.
Nguyên nhân gây hội chứng teo não
Hiện vẫn chưa xác định được hoàn toàn các nguyên nhân gây hội chứng teo não, song các nhà khoa học cũng đã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản như:
- Thay đổi gen
- Nhiễm trùng trong thai kỳ như cytomegalovirus, rubella, toxoplasmosis
- Suy dinh dưỡng nặng
- Tiếp xúc với các chất độc hại hóa chất, thuốc, chất kích thích
- Thiếu máu đến thai khi trong thời kỳ phát triển
- Thai phụ bị thủy đậu hoặc nhiễm virus Zika
Chẩn đoán hội chứng teo não
Hội chứng teo não có thể chẩn đoán ngay trong quá trình mang thai hoặc sau khi đứa trẻ qua đời. Theo đó, để chẩn đoán hội chứng này trong lúc mang thai, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ tiến hành xét nghiệm siêu âm đo vòng đầu của trẻ sơ sinh khi mang thai ở cuối tháng thứ 6 hoặc đầu tháng thứ 7.
Việc chẩn đoán sau khi bé ra đời sẽ đơn gainr hơn. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiền hành đo chu vi vòng đầu của bé, sau đó so sánh với bảng tăng trưởng tiêu chuẩn. Nếu chênh lệch 3 độ soiv ới mức trung bình của các bé cùng lứa tuổi, giới tính thì em bé sẽ được xác định mặc hội chứng teo não. Việc đo lường này cần được thực hiện tới khi bé được 2-3 tuổi.
Biện pháp điều trị hội chứng teo não
Cho tới nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể điều trị hoàn toàn hội chứng đầu nhỏ mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, hạn chế đối ta các bất thường. Trẻ bị nhẹ cần được thăm khám thường xuyên và giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho bé. Với các trường hợp nghiêm trọng thì cần điều trị kiểm soát triệu chứng suốt đời.
Ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, tránh xa các chất độc hại và bảo vệ sức khỏe thật tốt trước các loại virus gây bệnh như Zika, thủy đậu... là cách tốt nhất mà các mẹ có thể thực hiện nhằm phòng ngừa hội chứng teo não cho trẻ nhỏ./.