Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất thường là đau nhức cơ tay chân, tê bàn tay, bàn chân, chân động đậy khi ngủ, luôn cảm thấy bồn chồn..
Theo bác sĩ Paul D’Alfonso đến từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống (Maple Healthcare) thì những người bị đau lưng trong thời gian dài là đối tượng chủ yếu dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm yếu đi khi cơ thể bị chấn thương hoặc lão hóa do tuổi tác, dẫn tới tình trạng thoạt vị. Giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy những cơn đau nhẹ ở cột sống nên không lưu ý. Tuy nhiên, thời gian càng dài, tần suất cơn đau càng tăng, mức độ cũng dữ dội hơn, thậm chí cả thuốc giảm đau cũng không có tác dụng.
Lão hóa hay vận động thái quá đều có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, những người lười vận động, ngồi nhiều, không có những chuyển động cần thiết thì độ dẻo dai của cột sống cũng giảm đi đáng kể. Lâu dần, đĩa đệm sẽ bị mất nước và độ bền giảm xuống, dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Đĩa đệm suy yếu sẽ tạo áp lực lên hệ thần kinh của cột sống, tạo nên những cơn đau nhức kéo dài. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị tê liệt khi những áp lực này đạt tới mức độ nhất định. Những nghiên cứu cho thấy, tình trạng tê liệt do thoát vị đĩa đệm ở Việt Nam khá phổ biến. Nguyên nhân chính là do thói quen lười vận động, sinh hoạt sai tư thế của người Việt, nhất là khi lái xe máy và khi làm việc.
Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất bao gồm đau nhức cơ tay chân, tê bàn tay, bàn chân, chân động đậy khi ngủ, luôn cảm thấy bồn chồn không yên... Trường hợp bệnh nặng còn có thể mất cảm giác trên da; yếu cơ ở hai tay, hai chân; đi lại khó khăn; rối loạn chức năng tình dục.
Bác sĩ Paul khuyến cáo mọi người nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống khi phát hiện các triệu chứng trên để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, các sĩ Paul cũng cho biết thêm rằng, trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, yếu tố quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh thì mới có thể chữa tận gốc. Trong đó, luôn luôn ưu tiên các biện pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật, không xâm lấn, giúp bệnh nhân giảm đau và lấy lại sự cân bằng./.