Cảnh giác với những loại giun đường ruột thường gặp

Lượt xem: 1156 | Đăng bởi: phamtrang

Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn... đều là những loại giun đường ruột thường gặp mà chúng ta cần hết sức cảnh giác, nhất là trẻ nhỏ.

Giun đũa

Giun đũa sống ký sinh ở ruột non. Trứng giun được giun cái đẻ ra rồi phát tán ra môi trường khi con người đi đại tiện, dân tới ô nhiễm đất, nguồn nước. Khi vô tình ăn phải trứng giun, trứng ở trong suột sẽ nở ra ấu trùng, ấu trùng này có thể di chuyển vào phổi, xâm nhập khí quản, rồi tìm đến ruột non thông qua đường thực quản, cuối cùng trở thành giun trưởng thành và lại tiếp tục chu trình sinh trưởng như vậy.

cac-loai-giun-duong-ruot-thuong-gap-o-tre-nho

Triệu chứng thường thấy khi trẻ nhiễm giun đũa là đau bụng quanh rốn, đi cầu hoặc nôn ra giun, có thể bị rối loạn tiêu hóa. Nếu không được tẩy giun, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thiếu máu. Thậm chí, khi giun ký sinh trong ruột quá nhiều, nó có thể gây tắc ruột, viêm phúc mạc do thủng ruột, viêm ruột thừa hoặc viêm đường mật (khi giun di chuyển vào đường gan mật), áp xe gan...

Giun móc

Ấu trùng giun móc có thể xâm nhân vào cơ thể con người qua da hoặc qua đường tiêu hóa. Trứng giun từ phân người bị đảo thải ra môi trường nở thành ấu trùng, ấu trùng này có thể chui vào cơ thể người đi chân đất và gây bệnh cho người nhiễm. Giun móc ký sinh ở đoạn trên của ruột non, chúng bám miệng vào niêm mạc ruột và hút máu của người bệnh.

Trẻ nhỏ ở vùng nông thôn thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với phân bón, đất, cát... là đối tượng dễ bị giun móc nhất. Ấu trùng giun đi qua da hay để lại một nốt hồng ban dị ứng, hoặc cũng có thể là các mụn nhỏ trên da. Giai đoạn ấu trùng đi qua phổi, trẻ sẽ có triệu chứng viêm họng, ngứa họng, ho.

Trẻ bị nhiễm giun móc có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng (âm ỉ quanh rốn hoặc vùng thượng vị), chán ăn, chóng mặt, da xanh, ù tai, táo bón, phân đen, thiếu máu... Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây thiếu máu nặng và dẫn đến tử vong.

Giun tóc

Trứng giun thông qua đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể, nở ra ấu trùng rồi lột xác thành giun trưởng thành, ký sinh ở ruột già. Trẻ nhiễm giun tóc thường bị buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,... Nặng hơn có thể bị hội chứng lỵ do tổn thương niêm mạc ruột già. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng với triệu chứng mót rặn, đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, ít phân, phân có dính máu và chất nhầy... có thể gây sa trực tràng.

Ngoài ra, giun kim với biểu hiện ngứa ngày vùng hậu môn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, có thể dính chất nhầy và máu... cũng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ.

Tẩy giun định kỳ cho trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi phát hiện những triệu chứng bất thường là biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho bé trường các loại giun đường ruột./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích