Những ứng dụng lâm sàng của tế bào gốc trong y học
Những năm gần đây, tế bào gốc được ứng dụng rất nhiều trong y học nhờ ưu điểm vượt trội nằm ở khả năng tự tái sinh và biệt hóa. Đầu tiên, tế bào gốc được tìm thấy ở hệ thống tạo máu, sau đó, các chuyên gia đã khám phá ra sự hiện diện của tế bào gốc ở hầu hết các mô khác nhau trong cơ thể. Càng ngày người ta càng ứng dụng tế bào gốc trong y học nhiều hơn.
Tế bào gốc soma (tế bào gốc trưởng thành) là loại tế bào gốc tồn tại trong suốt cuộc đời của mỗi cá thể và hiện diện ở hầu hết các mô, các cơ quan trong cơ thể. Nhiệm vụ của chúng là duy trì các mô cũng như đáp ứng lại các tổn thương. Chúng đặc biệt quan trọng với các mô có vòng đời thay thế tế bào cao, chẳng hạn như tế bào da, ruột hay tế bào máu. Sự phân chia của tế bào trường thành trái ngược với tế bào gốc ở việc chỉ giới hạn số lần phân chia. Đó là lý do khi gặp các tổn thương nghiêm trọng, khả năng tái sinh của mô chủ yếu phụ thuộc vào tế bào trưởng thành tại chỗ sẽ thấp hơn so với các mô phụ thuộc chủ yếu vào tế bào gốc tại chỗ.
Tế bào gốc được ứng dụng từ bao giờ?
Việc nghiên cứu tế bào gốc và ứng dụng trong y học thế giới đã được tiến hành từ những năm 1950. Năm 1959, sự kiện Thomas ghép tủy xương thành công cho 2 bệnh nhân bạch cầu cấp tính được xem là dấu mốc mang tính đột phá của lĩnh vực ứng dụng tế bào gốc trong y học.
Ngày nay, ghép tế bào gốc đã trở thành một trong những biện pháp điều trị ung thư máu và nhiều bệnh nguy hiểm khác mang lại hiệu quả cao nhất. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 21 ngàn trường hợp ghép tế bào gốc đồng loài và 28 ngàn trường ghép tế bào gốc tự thân. Riêng tại Việt Nam, số liệu đến tháng 4/205 cho thấy, đã có 169/387 ca ghép tế bào gốc đồng loại và 218/387 ca ghép tế bào gốc tự thân.
Ứng dụng lâm sàng của tế bào gốc trong y học
Những giá trị của tế bào gốc trong ứng dụng lâm sàng y học đã được chứng minh bằng hiệu quả thực tế khi điều trị cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tổn thương tủy sống, tiểu đường type 1, bệnh nhân Parkinson, Hungtington, và điều trị cho động vật bị mù giác mạc.
Đáng chú ý là ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư. Theo đó, các nhà khoa học đặt ra giả thiết, có thể xác định được một quần thể tế bào ác tính có 2 chức năng (tự sinh sản và biệt hóa) giống tế bào gốc. Tương tự như tế bào gốc ở mô lành, chúng có thể thay thế tế bào trưởng thành vốn có vòng đời bị giới hạn. Những tế bào này được cho là có thể kích hoạt tính gan lì và sự di căn của khối u./.