Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Lượt xem: 1208 | Đăng bởi: phamtrang

Cho trẻ ăn dặm là một công việc quan trọng, liên quan tới sự phát triển thể chất, tinh thần, cũng như sự hình thành thói quen ăn uống của bé sau này.

Dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm:

Cho trẻ ăn dặm từ khi nào?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để bắt đầu cho bé ăn dặm. Thông thường, trẻ em Việt Nam được cho ăn dặm bằng cháo xay nấu với thịt, rau, trứng hoặc cho ăn dặm bằng bột xay.

luu-y-khi-cho-tre-an-dam

Bé có thể ăn được những thức ăn gì?

Trong những tháng đầu tiên tập ăn dặm, bạn cần cho bé ăn thức ăn lỏng, sau đó đặc dần, để cơ thể bé có thời gian làm quen với thực phẩm mới. Bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo 4 nhóm cần thiết gồm dầu ăn, bột đường, chất đạm và rau củ tươi. Thức ăn cần nhuyễn hoàn toàn để bé quen dần, sau đó mới chuyển qua thức ăn nghiền hoặc băm nhỏ để bé tập nhai. Với những gia đình sử dụng bột ăn dặm đóng hộp bán sẵn, cần thực hiện pha chế theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Cách cho trẻ ăn bổ sung

Nguyễn tắc cho trẻ ăn dặm mà bạn cần tuyệt đối tuân thủ là cho bé ăn từ loãng tới đặc, từ ít đến nhiều, từ một loại đến nhiều loại, từ tinh đến thô. Khi sức khỏe và bộ máy tiêu hóa của bé phát triển lên thì chủng loại thức ăn trong một bữa ăn cũng mới được tăng lên. Theo đó, cho trẻ ăn dặm bột lỏng cho tới khi trẻ được 9 tháng tuổi mới chuyển sang cháo nghiền, sau đó là cháo đặc.

luu-y-khi-cho-tre-an-dam

Khi cho trẻ ăn dặm cần chia ra nhiều bữa/ngày vào thời gian cố định. Giai đoạn đầu cho ăn bổ sung có thể chia làm 6 bữa, mỗi bữa cách nhau 2 tiếng, gồm có 3 bữa cho bú sữa và 3 bữa ăn bột loãng, sau đó tăng dần bữa bột lên và giảm dần bữa sữa đi. Nếu sau khi ăn bột xong, trẻ vẫn thèm bú thì có thể cho bé bú thêm.

Cha mẹ cần tránh tình trạng ép bé ăn mà cần phải gia giảm lượng thức ăn tùy theo khả năng của từng bé. Nếu cho bé ăn thêm hoa quả thì cần giảm lượng sữa, bột ăn dặm đi, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất.

Trẻ mới ăn dặm chỉ nên cho ăn lòng đỏ trứng gà, thịt lợn thăn, thịt cá quả... bắt đầu từ 7 tháng tuổi mới tăng dần các loại thực phẩm khác.

Trong chế biến thức ăn dặm cho bé, cần cân đối các nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé, đặc biệt làm vitamin A, C, vitamin nhóm B, kẽm, canxi, sắt... Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, không chứa chất độc hại, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, không có xương, cục cứng... Đồng thời cần tránh các loại gia vị cay, nóng, mặn, vì hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khả năng xử lý các chất này./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích