Lý giải nguyên nhân phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới

Lượt xem: 1050 | Đăng bởi: phamtrang

Sự suy giảm mật độ xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy, được gọi là loãng xương. Các thống kê cho thấy, phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới và ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ tuổi gặp phải vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Ở giai đoạn đầu khi mật độ xương mới giảm nhẹ, bạn sẽ không thấy đau nhức hay bất kỳ triệu chứng nào khác. Thế nhưng, khi mật độ xương đã suy giảm nhiều, hình thành bệnh loãng xương và khiến xương yếu đi, các triệu chứng điển hình của bệnh sẽ xuất hiện.

phu-nu-de-bi-loang-xuong-hon-nam-gioi

Bệnh nhân sẽ thường xuyên đối mặt với tình trạng đau lưng, đau dữ dội do rối loạn tư thế cột sống, do xẹp các đốt sống hoặc do cột sống bị nứt... Những động tác đơn giản như cúi, quay lưng, ngửa... đều trở nên khó thực hiện. Cơ thể của bệnh nhân dường như ngắn lại, dáng đi khòm lưng.

Bệnh nhân cũng dễ bị gãy xương, thường dễ gãy nhất là xương cánh tay, đầu trên xương đùi, đầu dưới xương cẳng tay, xương chậu, xương sườn và xương cùng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng dễ bị nứt xương cổ tay, cột sống, xương hông hay các khu vực khác.

Nguyên nhân phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới

- Xương của phụ nữ nhỏ và mỏng hơn nam giới:

Do xương nhỏ và mỏng hơn nên khi mất cùng một lương xương như nhau thì mức độ suy giảm mật độ xương ở nữ giới cao hơn hẳn, làm tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ lên nhiều lần so với nam giới.

phu-nu-de-bi-loang-xuong-hon-nam-gioi

- Nam giới có nhiều cơ hơn:

Trong chuyển hóa xương, cơ đóng vai trò quan trọng. Hệ xương chịu áp lực liên tục của cơ sẽ luôn trong quá trình kích thích tạo xương, giúp cho xương vững chắc hơn. Rõ ràng, nam giới có nhiều cơ hơn và điều này giúp xương của họ chắc khỏe hơn.

- Phụ nữ hay mắc các bệnh về tuyến giáp hơn:

Sự mất cân bằng hormon do các bệnh về tuyến giáp có thể làm giảm khả năng hấp thụ và tái hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh tuyến giáp cũng ảnh hưởng tới lượng vitamin D trong cơ thể. Sự kết hợp của hai yếu tố này khiến nguy cơ loãng xương tăng cao.

- Do thay đổi nội tiết:

Trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, họ luôn phải trải qua những gia đoạn thay đổi nội tiết tố như khi mang thai, nuôi con bú, giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh... Chính điều này làm tăng nguy cơ loãng xương sớm ở phụ nữ. Bên cạnh đó, ở giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormon estrogen sụt giảm mạnh còn làm gia tăng quá trình hủy xương hay lượng canxi lớn mất đi trong quá trình mang thai và xinh con... cũng khiến phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới rất nhiều.

- Vận động ít hơn:

Nữ giới thường ít vận động thể lực hơn nam giới, do đó, bộ xương của nữ giới cũng phát triển kém hơn và yếu hơn./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích