Những thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng cần tránh
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp khi trời lạnh, gây nhiều triệu chứng khó chịu. Để giảm bớt triệu chứng, người bị viêm mũi dị ứng cần tránh những thực phẩm sau:
Protein bề mặt thực phẩm
25% người viêm mũi dị ứng có phản ứng kích thích bởi một số protein trên bề mặt của thực phẩm tươi sống. Biểu hiện thường thấy là miệng, môi hoặc cổ họng có cảm giác ngứa. Tất nhiên các biểu hiện này tương đối ngắn, song bạn vẫn nên tránh để đảm bảo sức khoẻ.
Hoa quả dính phấn hoa
Một số loại quả có thể kích hoạt dị ứng phấn hoa thực phẩm ở người bị viêm mũi dị ứng. Do đó, người bị viêm mũi dị ứng với phấn hoa cúc vàng thì nên tránh dưa hấu, chuối và bí ngòi, bởi chúng cũng chứa phân tử phấn hoa thực phẩm tương tự. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, nên tránh các loại quả này đề giảm nhẹ phản ứng viêm mũi dị ứng.
Rau quả tươi chứa protein giống phấn hoa
Ngô, cần tây và một số loại rau quả chứa protein giống phấn hoa có thể kích thích phản ứng viêm mũi dị ứng khá mạnh mẽ. Để hạn chế triệu chứng viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh những thực phẩm này hoặc gọt vỏ chúng trước khi chế biến. Hơn nữa, may mắn là quá trình nấu nướng có thể làm mất đi các protein gây dị ứng của rau quả.
Chất phụ gia
Các chất phụ gia (thường có trong thực phẩm nhân tạo, thực phẩm chế biến sẵn) có thể khiến bệnh viêm mũi dị ứng trầm trọng thêm. Các chất phụ gia bao gồm hương liệu, chất tạo màu nhân tạo, chất bảo quản... thường gặp nhất gồm bột ngọt, FD & C nhuộm màu vàng số 5 và benzaldehyde.
Rau thơm và hạt
Một số loại rau thơm (cỏ phấn hương, hoa cúc, echinacea...) và hạt (như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt phỉ...) có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng. Do đó, những người bị viêm mũi dị ứng nên cẩn trọng khi sử dụng hay tiếp xúc với chúng.
Thực phẩm và đồ uống lạnh
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng có thể được chẩn đoán kèm theo hen suyễn hoặc xuất hiện các triệu chứng tương tự như hen suyễn cấp tính. Đồ uống quá lạnh hay thực phẩm để tủ lạnh lấy ra ăn ngay đều không tốt cho các cơ quan hô hấp, bởi nó có thể gây co thắt phế quản, tăng tiết chất nhầy và gây ho./.