Công việc của nữ Hộ sinh có vất vả không?
Khi nói đến công việc hộ sinh mọi người thường nghĩ đây là công việc vất vả vì phải thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ và sản phụ. Song thực tế nghề Hộ sinh có như bạn nghĩ không?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hộ sinh ra trường làm công việc gì?
Đó là những người có kiến thức chuyên môn về sinh nở và được đào tạo bài bản có khả năng cung cấp các dịch cụ chăm sóc cho phụ nữ và trẻ hiện an toàn, hiệu quả. Và trong các bệnh viện thì hộ sinh là công việc không thể thiếu, đặc biệt là ở những bệnh viện chuyên về khoa sản.
Cùng với nhu cầu cao của xã hội, thu nhập ổn nên nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ngành học này. Theo đó, để làm được công việc này thì người nữ Hộ sinh cần tốt nghiệp Cao đẳng Hộ sinh hoặc học Văn bằng 2 Cao đẳng Hộ sinh là có thể làm những công việc như:
- Làm các công việc dưới sự chỉ đạo cảu trưởng khoa và nữ hộ sinh trường khoa.
- Thăm khám thai, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, theo dõi chuyển dạ,… Khi phát hiện thai phụ có dấu hiệu bất thường thì nữ hộ sinh cần nhanh chóng báo với bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Tiếp nhận, hướng dẫn sản phụ, người bệnh đến khám và điều trị…
- Thực hiện đơ đẻ thường hoặc phụ các bác sĩ thực hiện kĩ thuật đỡ đẻ khó.
- Theo dõi tình hình sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo cho bác sĩ điều trị khi thấy xuất hiện những diễn biến bất thường.
- Hoặc có thể làm công tác giáo dục và tư vần kiến thức sinh sản cho chị em phụ nữ.
Công việc của nữ Hộ sinh có vất vả không?
Khác với những ngành nghề khác công việc của người nữ Hộ sinh chủ yếu tiếp xúc với phụ nữ trong giai đoạn sinh nở và chăm sóc trẻ nhỏ. Nghe thôi bạn cũng cảm thấy công việc này không hề đơn giản. Vậy có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao nghề Hộ sinh vất vả thế mà vẫn có nhiều người lựa chọn. Dường như chỉ có những người trong ngành mới có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.
Theo chia sẻ của những nữ hộ sinh: Công việc của họ so với những ngành nghề khác thì phải đi sớm, về khuya nhưng đổi lại tinh thần khá thoải mái. Nói như thế có nghĩa công việc của nữ hộ sinh không vất vả. Song thời gian đầu khi mọi thứ chưa đi vào khuôn khổ thì chắc hẳn bạn sẽ phải đối đầu với những thử thách. Và nếu bạn làm việc, chăm sóc các mẹ và bé bằng một tình yêu và sự nhiệt huyết trong công việc thì mọi việc sẽ không quá phức tạp.
Còn với những nữ Hộ sinh làm việc ở các bệnh viện lớn công việc có thể áp lực nhiều hơn nhưng đổi lại chế độ lương thưởng lại xứng đáng. Nếu nữ Hộ sinh ở miền núi điều kiện cơ sở vật chất hạn chế thì lại được hưởng thêm nhiều % lương.
Nói tóm lại bất cứ nghề nào cũng có những áp lực riêng buộc bạn phải cố gắng vượt qua. Nhưng chỉ cần bạn tận tâm với nghề thì những khó khăn đó cũng sẽ không làm bạn chùn bước.
Mọi thông tin bạn có thể liên hệ:
Trung cấp y hà nội - Trường Cao đẳng y dược Pastuer hà nội chính quy 2018
Phòng Tuyến SInh Trung Cấp Y Dược Hà Nội
ĐC: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa Hà Nội (Cách Ngã Tư Sở 100m)
ĐT: 0989.55.99.62 - 0933 827 837 - 02432 97 98 98